Kính thưa Ban giám khảo, kính thưa quý thầy cô giáo cùng tất cả các bạn học sinh có mặt trong Ngày hội Stem hôm nay.
Em xin tự giới thiệu, em tên là Hà Như Quỳnh học lớp 5/3 cùng các bạn là đại diện cho các bạn hs trường TH Lý Tự Trọng tham dự Ngày hội Stem cấp tiểu học hôm nay.
Đến với Hội thi Steam của Huyện hôm nay trường chúng em mang đến 1 mô hình lấy ý tưởng từ Năng lượng gió mà chúng em đã được học ở bài Steam: Mô hình máy phát điện gió – Trang 38 môn Công nghệ lớp 5 sách Kết nối tri thức. Tỉ lệ mô hình 70/80 cm
Kính thưa BGK, kính thưa quý thầy cô giáo!
Như chúng ta đã biết, Quảng Nam chúng ta nằm trong khu vực Duyên hải Miền Trung, phía đông giáp với biển Đông, vì thế Quảng Nam thường xuyên hứng chịu nhiều cơn bão lớn, gây thiệt hại nặng nề cho người dân nhất là người dân ở vùng biển. Để giảm bớt thiệt hại do bão gây ra và kịp thời phát hiện nước biển dâng cao nhất là ban đêm, chúng em đã tạo ra Mô hình “Sử dụng năng lượng gió để phát điện và hệ thống báo nước biển dâng cao, sóng lớn”. Để giảm chi phí, chúng em đã sử dụng những vật liệu tái chế để tạo ra mô hình thu nhỏ nhưng vẫn đảm bảo tính năng hoạt động của mô hình này.
Về nguyên vật liệu chính gồm: 2 mô tơ, 2 cánh quạt, 1 cảm biến độ ẩm, 1 còi báo động, bóng đèn led, dây điện và các vật liệu khác như: bìa cạc tông, xốp, vật liệu tái chế để làm mô hình nhà, ngọn hải đăng, thuyền, cây cối….
Chúng em sử dụng cánh quạt lấy năng lượng gió để phát điện cho những ngôi nhà phục vụ người dân sinh sống. Ngoài ra, chúng em còn sử dụng cảm biến độ ẩm đặt tại đồi nhô ra biển để kịp thời phát hiện nước biển dâng cao và có sóng lớn báo về hệ thống cảnh báo ở ngọn hải đăng. Lúc đó còi sẽ báo động, hệ thống này luôn hoạt động 24/24 giờ cho người dân nơi đây kịp thời di dời tài sản và đảm bảo tính mạng.

* Nguyên lý hoạt động
- Nguyên lý hoạt động của các tuabin gió:
Mô hình máy phát điện gió thường có 4 bộ phận chính: cánh quạt, bộ phận phát điện, bóng đèn, thân và đế.
Các tuabin gió hoạt động theo một nguyên lý rất đơn giản. Năng lượng của gió làm cho 2 hoặc 3 cánh quạt quay quanh 1 rotor. Mà rotor được nối với trục chính và trục chính sẽ truyền động làm quay trục quay máy phát để tạo ra điện.
Các tuabin gió được đặt trên trụ cao để thu hầu hết năng lượng gió. Ở độ cao 30 mét so với mặt đất thì các tuabin gió có thuận lợi là tốc độ nhanh hơn và ít bị các luồng gió bất thường.
- Lợi lích của năng lượng gió:
Dễ khai thác và không gây ô nhiễm môi trường
Năng lượng gió là nguồn năng lượng có thể tái tạo và dễ khai thác, nhất là ở đất nước có biển, thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam. Quan trọng hơn, đây là nguồn năng lượng sạch và không gây ô nhiễm môi trường như các nhiên liệu hóa thạch khác.
Có lợi về diện tích khai thác
Không tốn nhiều diện tích lắp đặt vì sau khi lắp tuabin thì khu vực lắp đặt vẫn có thể tiến hành hoạt động nông nghiệp.
Hiệu quả về mặt chi phí
Với công nghệ hiện đại, năng lượng gió rẻ hơn nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng. Chi phí lắp đặt tuabin gió thấp hơn so với việc xây dựng một nhà máy điện than. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng không cần đầu tư máy móc xử lý môi trường do đây là năng lượng sạch.
Góp phần giảm sự phụ thuộc vào thủy điện
Việt Nam đang phụ thuộc khá nhiều vào thủy điện. Vì thế, khai thác năng lượng gió không chỉ giúp giảm sự phụ thuộc vào thủy điện mà còn góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng điện.
3. Mạch báo nước dâng:
Bao gồm : mạch cảm biến độ ẩm, relay, ổ pin, chuông, đèn led nhấp nháy, dây điện.
Ngoài ra, chúng em sử dụng phao xốp, đất sét tự khô, keo epoxy, keo sữa, màu acrylic tạo nên những đồi đất, con sóng và mặt biển.
Với sản phẩm stem này, chúng em tin rằng nếu mô hình này được nhân rộng thì người dân sẽ giảm bớt chi phí khi dùng điện, tiết kiệm được năng lượng điện của nhà máy, đồng thời hệ thống cảnh báo nước dâng, sóng lớn sẽ giúp người dân giảm được thiệt hại do bão lũ gây ra.
- Những khó khăn:
Năng lượng gió là một nguồn năng lượng không liên tục và nó không luôn luôn có. Năng lượng gió không thể dự trữ.
Khi thực hiện mô mình này đôi khi chúng em gặp khó khăn là gió tác động không đều dẫn đến tua pin không nạp đủ điện để tạo sáng đèn
* Mô hình trưng bày:
1. Mô hình thứ “ Sa bàn giao thông”
Với kích thước 80cm x 80cm, được làm từ các vật liệu phế thải như: bìa các tông, nhựa, giấy,…. Sa bàn này gồm các biển báo giao thông, cột đèn, người và xe cộ đi lại trên đường. Các vật này có dạng hình tam giác, hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật và các khối hộp. Sản phẩm này giúp chúng em hiểu quy tắc khi tham gia giao thông an toàn và sử dụng trong giảng dạy một số bài học môn Tiếng Việt và Toán lớp 1.

2. Mô hình “ Đồng hồ bốn mùa”
Với kích thước 70 cm x 120cm. Được làm từ các vật phế thải như giấy bìa, lon nhựa, thùng xốp,…trên mặt đồng hồ có kim giờ, phút dùng để dạy khi có bài dạy về thời gian. Có cả bảng chia hai, chia năm khi dạy bài bảng chia hai, chia năm. Ngoài ra, trên mặt đồng hồ còn có 4 mùa để dạy bài học stem lớp 2 ( bài 10- đồng hồ 4 mùa/sách stem trang 65)

3. Mô hình “Sơ đồ một số dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất và vòng tuần hoàn của nước”.
Đây là một mô hình địa chất kết hợp với vòng tuần hoàn của nước. Đến với sản phẩm này học sinh sẽ được nhìn rõ nét hơn về núi, cao nguyên, đồng bằng, sông suối cũng như nước được sinh ra từ đâu. Tất cả được làm từ vật liệu tái chế như nhựa, mùn cưa, sáp, giấy, màu . Sản phẩm này nhằm phục vụ cho việc dạy và học ở môn giáo dục Stem và môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3. Qua đó giúp các em hiểu biết thêm về thiên nhiên một cách trực quan và sinh động hơn.

Bài thuyết trình Stem của trường em đến đây kết thúc, em xin cảm ơn quý thầy cô cùng các bạn đã lắng nghe.
* DANH SÁCH GIÁO VIÊN:
TT | Họ và tên | Chức Vụ | Ghi chú |
1 | Tẩy Hoàng Ấn | PHT | Trưởng Đoàn |
2 | Đỗ Thị Ngọc Phượng | Giáo viên | Thành viên |
3 | Trần Thị Tâm | Giáo viên | Thành viên |
* DANH SÁCH HỌC SINH:
TT | Họ và tên | Học lớp | Ghi chú |
1 | Trần Hoàng Thiên | 5/2 | |
2 | Đinh Dương Như Ý | 5/1 | |
3 | Phan Thanh Phi | 5/3 | |
4 | Hà Như Quỳnh | 5/3 | |
5 | Huỳnh Thị Minh Hằng | 5/2 | |
6 | Phan Văn Tấn Phát | 5/2 | |
7 | Trương Bình Yên | 5/3 |