NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH CÁC SẢN PHẨM STEM
Năm học: 2024 – 2025
I. Mô hình sản phẩm dự thi:
Tên sản phẩm: “Đèn tái chế từ que kem sử dụng năng lượng mặt trời”
Sản phẩm được làm từ que kem gỗ đã qua sử dụng, tấm pin năng lượng mặt trời mini, đèn LED, công tắc điện, dây điện,…
Để thực hiện được sản phẩm này, chúng ta vận dụng kiến thức liên môn (Khoa học, Công nghệ, Mĩ thuật, Toán). giúp giảm rác thải, bảo vệ môi trường, thân thiện, gần gũi và có tính nghệ thuật.
Kết hợp giữa STEM và văn hóa dân gian, giúp học sinh vừa học về khoa học, vừa hiểu thêm về bài chòi. Tôn vinh nghệ thuật truyền thống trong cuộc sống hiện đại, giúp bảo tồn di sản quê hương. Tạo ra một sản phẩm vừa mang tính ứng dụng, vừa có giá trị nghệ thuật và giáo dục.Với những lợi ích trên, sản phẩm này có tính ứng dụng cao, phù hợp với nhiều đối tượng và góp phần xây dựng lối sống xanh.
II. Mô hình sản phẩm trưng bày:
1. Mô hình: “Hệ mặt trời”
Sản phẩm được làm từ giấy bìa carton, quả bóng bằng xốp, màu nước, dây thép, động cơ mini, pin, công tắc để tạo chuyển động quay…
Sản phẩm “Mô hình hệ Mặt Trời” là kết quả của sự kết hợp giữa kiến thức Khoa học ( về hệ Mặt Trời), Công nghệ (lắp ráp mô hình), Kỹ thuật (thiết kế chuyển động), Toán học (tính toán tỉ lệ và khoảng cách) và sự sáng tạo thực tiễn. Đây không chỉ là một mô hình trực quan giúp học sinh hiểu rõ về cấu trúc và chuyển động của các hành tinh trong hệ mặt trời mà còn phát triển khả năng tư duy không gian và khơi gợi niềm đam mê khám phá khoa học.
2. Mô hình: “Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”
Sản phẩm được làm từ vải nỉ, bìa carton, keo nến, màu vẽ.
Mô hình “Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên” là một công cụ giáo dục STEM hiệu quả, học sinh có cơ hội áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, phát triển kỹ năng tư duy phân tích và khả năng giải thích khoa học, giúp học sinh chúng em hiểu rõ quy trình tự nhiên của nước. Đồng thời, việc thực hiện mô hình không chỉ mang lại kiến thức bổ ích mà còn giúp nâng cao nhận thức về việc bảo vệ nguồn nước và môi trường sống, góp phần nâng cao trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước.
3. Mô hình: “Địa hình”
Sản phẩm mô phỏng các dạng địa hình tiêu biểu của Việt Nam và được làm bằng xốp, bìa carton, màu nước, đất sét, giấy màu, keo dán. Qua đó, giúp học sinh hiểu rõ hơn về các dạng địa hình phổ biến tại Việt Nam (núi, cao nguyên, đồng bằng, đồi, sông, hồ và biển), ứng dụng kiến thức vào thực tế và rèn luyện kỹ năng sáng tạo, có thêm hứng thú với môn học và phát triển kỹ năng thực hành.
4. Mô hình: “Ngày Tết quê em”
Sản phảm được làm từ bìa carton, đất nặn, giấy nỉ, que kem. Sản phẩm được sự kết hợp liên môn Toán, Mĩ thuật, Tự nhiên và xã hội; vận dụng kiến thức liên hệ thực tiễn về ngày Tết cổ truyền của nước Việt Nam ta. Bộc lộ cảm xúc và ý thức tham gia các hoạt động phù hợp cùng người thân đón Tết. Biết cách xử lý các tình huống liên quan đến ngày Tết.
5. Mô hình: “Hệ thống đèn tín hiệu giao thông”
Sản phẩm được làm từ chất liệu: bìa carton, giấy nỉ nhiều màu, xốp ( khối trụ). Sản phẩm được vận dụng kiến thức liên môn:
+ Môn Toán: nhận biết được vị trí định hướng trong không gian (trên, dưới, phải trái, trước sau, ở giữa. Nhận dạng được các hình ( vuông, tròn, chữ nhật, tam giác)
+ Môn Mỹ thuật: biết phối hợp màu hợp lí, thực hiện được các bước tạo ra sản phẩm, sáng tạo và biết chia sẻ cảm nhận từ sản phẩm.
+ Môn Tự nhiên và xã hội: biết tích hợp và tạo ngữ cảnh. Nhận biết các tình huống nguy hiểm, rủi ro xảy ra trên đường khi tham gia giao thông; Nêu được cách phòng tránh thông qua việc quan sát thực tế, tranh ảnh,video và hiểu biết của bản thân; Nói được tên và ý nghĩ của từng sản phẩm. Qua đó, giáo dục học sinh có kỹ năng khi tham gia giao thông.